BẢNG GIÁ DỊCH VỤ GIẤY PHÉP - ÁP DỤNG TỪ THÁNG 6/2017

Lưu ý: giá đã bao gồm toàn bộ lệ phí nhà nước, không thu thêm phí phát sinh


Các gói dịch vụ
Doanh nghiệp sẽ có gì?
Gói 1.500.000
(cơ bản)
-Giấy phép kinh doanh
-Mã số thuế
-Con dấu tròn
-Công bố, tài khoản ngân hàng

Gói 2.500.000
(nâng cao)
-Giấy phép kinh doanh
-Mã số thuế
-Con dấu tròn
-Công bố, tài khoản ngân hàng
-Hồ sơ khai thuế ban đầu
-Đăng báo 3 kỳ
-Tặng điều lệ công ty
Gói 4.000.000
(hoàn thiện)
-Giấy phép kinh doanh
-Mã số thuế
-Con dấu tròn + con dấu vuông
-Công bố, tài khoản ngân hàng
-Hồ sơ khai thuế ban đầu
-Đăng báo 3 kỳ
-Tặng điều lệ công ty
-Token 1 năm trị giá 1.700.000
-Mua 1 cuốn hóa đơn
-Báo cáo thuế miễn phí 3 tháng đầu tiên


Các gói dịch vụ
Chi phí
Thay đổi giấy phép kinh doanh
Từ 500.000 – 1.500.000

Giải thể công ty

Từ 1.000.000 – 3.000.000
Tạm ngưng hoạt động
700.000
Mất giấy phép
500.000
Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
500.000- 700.000
Hồ sơ khó
Liên hệ



Các loại giấy phép khác
Chi phí
Giấy phép đầu tư nước ngoài
từ 1000 usd 

Giấy phép có yếu tố nước ngoài

từ 200 usd
Giấy phép PCCC
12.000.000
Giấy phép Vệ sinh an toàn thực phẩm
15.000.000
Giấy phép Khách sạn, Karaoke, Cầm Đồ, Internet, Bảo Vệ, Massage, Bida, Trò chơi điện tử…
Liên hệ
Giấy phép hộ kinh doanh gia đình
1.000.000 - 1.500.000


Liên hệ báo giá và tư vấn: Mr Long  093 879 6920
Email tư vấn : dichvugiayphephcm@gmail.com
Website: www.dpilaw.vn 

Tư vấn trực tiếp tại nhà, không ngại xa
Bao ra giấy phép - Hợp đồng dịch vụ minh bạch, rõ ràng 

Leave a comment

Thông tư 16/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm một số khoản thu Ngân sách Nhà nước

Bộ Tài Chính có ban hành Thông tư 16/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm một số khoản thu Ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
Một số nội dung chính trong Thông tư:
1.  Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 03 năm 2013.
2.  Đối tượng áp dụng
a)  Các Doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế TNDN:
- Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, bao gồm cả chi nhánh, đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán độc lập, hợp tác xã (sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian năm và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng) (sau đây gọichung là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ).
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động (sử dụng trên 300 lao động) trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: Nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may,da giày, linh kiện điện tử; xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội (sau đây gọi chung là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động).
- Doanh nghiệp đầu tư – kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua) nhà ở.
b)  Các Doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế GTGT:
- Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, bao gồm cả hợp tác xã (sử dụngdưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng), không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, xổ số, trò chơi có thưởng, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (sau đây gọi chung là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ).
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động  (sử dụng trên 300 lao động) trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội (sau đây gọi chung là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động).
- Doanh nghiệp đầu tư – kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua) nhà ở và doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng: sắt, thép, xi măng, gạch, ngói.
3.  Một số hướng dẫn áp dụng
a)  Đối với Thuế TNDN: Doanh nghiệp thực hiện kê khai số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý năm 2013 theo quy định của Luật Quản lý thuế. Thời gian gia hạn nộp thuế là 06 tháng kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp quý I năm 2013 và 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp quý II năm 2013 và quý III năm 2013 theo quy định của Luật Quản lý thuế như sau:
+  Thời gian gia hạn nộp thuế đối với số thuế tính tạm nộp của quý I năm 2013 được gia hạn nộp thuế chậm nhất đến ngày 30 tháng 10 năm 2013.
+  Thời gian gia hạn nộp thuế đối với số thuế tính tạm nộp của quý II năm 2013 được gia hạn nộp thuế chậm nhất đến ngày 30 tháng 10 năm 2013.
+  Thời gian gia hạn nộp thuế đối với số thuế tính tạm nộp của quý III năm 2013 được gia hạn nộp thuế chậm nhất đến ngày 30 tháng 1 năm 2014.
+  Trường hợp ngày nộp thuế quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Thông tư này là các ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì thời gian gia hạn nộp thuế được tính vào ngày làm việc tiếp theo.
- Doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn theo Thông tư này phải lập Phụ lục số 1 (ban hành kèm theo Thông tư này) và gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp kèm theo tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý được gia hạn, trong đó xác định rõ: Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế.
- Trong thời gian được gia hạn nộp thuế, doanh nghiệp không bị coi là vi phạm chậm nộp thuế và không bị phạt về hành vi chậm nộp tiền thuế đối với số thuế được gia hạn.    
b) Đối với Thuế GTGT: Các doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT theo Thông tư này thực hiện kê khai, nộp Tờ khai thuế GTGT tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2013 theo quy định nhưng chưa phải nộp ngay số thuế GTGT phải nộp phát sinh trên Tờ khai thuế GTGT đã kê khai.
+  Thời hạn nộp thuế GTGT tháng 1 năm 2013 chậm nhất là ngày 20/8/2013.
+  Thời hạn nộp thuế GTGT tháng 2 năm 2013 chậm nhất là ngày 20/9/2013.
+  Thời hạn nộp thuế GTGT tháng 3 năm 2013 chậm nhất là ngày 21/10/2013.
-  Doanh nghiệp tự xác định thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT,số thuế GTGT được gia hạn, kê khai vào Phụ lục 2 (ban hành kèm theo Thông tư này) và gửi cùng Tờ khai thuế GTGT của tháng được gia hạn.Trường hợp doanh nghiệp đã nộp Tờ khai thuế GTGT tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2013 nhưng chưa lập Phụ lục 2 nêu trên thì lập và gửi bổ sung cho cơ quan thuế. Trong thời gian được gia hạn nộp thuế, đơn vị không bị xử phạt chậm nộp tiền thuế.
-  Doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại Điều này nếu đã kê khai, nộp thuế đối với số thuế GTGT phát sinh phải nộp của tháng 1 năm 2013 thì thực hiện kê khai bổ sung điều chỉnh. Sau khi kê khai điều chỉnh nếu có số thuế nộp thừa được bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp của hoạt động khác hoặc số thuế GTGT phải nộp của kỳ tính thuế tiếp theo hoặc đề nghị hoàn thuế theo quy định.  

Nguồn: www.dichvugiayphep.info

1 Comment

DOANH NGHIỆP BỊ PHẠT GẦN 2 TỶ TIỀN THUẾ VÌ KẾ TOÁN SAI PHẠM

 SAI PHẠM KẾ TOÁN- HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG

Chị N.P.Y, chủ một doanh nghiệp tại huyện Bình Chánh, hoạt động trong ngành xây dựng – tới nay vẫn chưa hết bàng hoàng vì cú sốc chị vừa gặp phải
Công ty do chị làm giám đốc hoạt động đã 3 năm nay bỗng nhiên nhận thông báo của cơ quan Thuế về việc kê khai sổ sách không đúng. Qua quá trình kiểm tra phát hiện do kế toán viên của công ty do thiếu nghiệp vụ đã kê khai sai và thiếu chứng từ và hóa đơn. Kết quả công ty của chị Y phải chịu phạt với tổng số tiền gần 2 tỷ đồng (của suốt 3 năm hoạt động công ty)

Chị Y nói: “Suốt thời gian qua tôi giao toàn bộ công việc sổ sách chứng từ cho nhân viên kế toán, mỗi tháng nhân viên này đều báo cáo kê khai đầy đủ nên tôi và chồng rất yên tâm, không ngờ hôm nay lại phát sinh vấn đề quá nghiêm trọng thế này, nhân viên kế toán thì đã bỏ trốn”, hiện chị đang chạy vạy khắp nơi để đủ số tiền đóng phạt.
sai phạm doanh nghiệp về thuế
đóng tiền phạt thuế
 Qua trường hợp trên, thiết nghĩ doanh nghiệp nên quan tâm đến mảng kế toán và báo cáo thuế của công ty, thường xuyên kiểm tra sổ sách chứng từ. Trường hợp thuê kế toán riêng nên lựa chọn người có kinh nghiệm và rành luật thuế để tránh phát sinh tình trạng kê khai sai, kê khai trễ hạn.
Một giải pháp khác dành cho các doanh nghiệp tư nhân hay công ty nhỏ đó là sử dụng dịch vụ kế toán hoặc dịch vụ Đại Lý Thuế, qua đó doanh nghiệp sẽ yên tâm kinh doanh mà không phải bận tâm đến tình trạng nộp thuế và sổ sách chứng từ

Posted in | 2 Comments

SO SÁNH DỊCH VỤ ĐẠI LÝ THUẾ VÀ DỊCH VỤ KẾ TOÁN

DOANH NGHIỆP NÊN CHỌN LOẠI HÌNH DỊCH VỤ KÊ KHAI NÀO?

Dịch vụ đại lý thuế
Dịch vụ kế toán
- Độ tin cậy cao, do các nhân viên đại lý thuế đều trải qua các khóa huấn luyện và cập nhật thủ tục thuế mới nhất. Điều kiện thành lập đại lý thuế cũng khá ngặt nghèo và Cơ quan thuế kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các công ty đại lý thuế trực thuộc


- Doanh nghiệp ít phải chịu rủi ro hơn với các vấn đề phát sinh vì Đại lý thuế sẽ đứng ra chịu trách nhiệm với Cơ quan thuế về mọi kê khai của doanh nghiệp

-Chi phí dịch vụ tương đối cao, chỉ thích hợp với các doanh nghiệp hoạt động lâu năm, doanh nghiệp lớn cần sự chính xác và ổn định lâu dài
- Chất lượng tùy thuộc vào kinh nghiệm của nhân viên nghiệp vụ kế toán. Hiện tại chỉ có một số ít dịch vụ là đáp ứng được các điều kiện của một công ty dịch vụ kế toán đúng nghĩa



- Nếu có phát sinh hoặc sai sót, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm trước cơ quan Thuế vì dịch vụ kế toán chỉ là bên trung gian khai báo

- Chi phí tương đối thấp, thích hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa thành lập, hợp đồng dịch vụ tương đối đơn giản

Tóm lại, tùy vào quy mô và ngành nghề hoạt động của công ty, số lượng hóa đơn chứng từ mà doanh nghiệp có thể chọn cho mình dịch vụ phù hợp. Dịch vụ kế toán kiểm toán vốn có từ lâu đời, hiện vẫn còn thịnh hành trong khi dịch vụ Đại lý thuế tương đối mới với một số doanh nghiệp.
Tuy nhiên trong tương lai sắp tới với các nghị định và thông tư mới của Tổng cục Thuế nhằm tiếp cận sát doanh nghiệp và hạn chế tình trạng khai báo sai sót do kế toán viên thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ thì Đại lý thuế sẽ là giải pháp hiệu quả của ngành Thuế Việt Nam, là cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan Thuế.

THAM KHẢO
www.dichvugiayphep.info

1 Comment

MÔ HÌNH ĐẠI LÝ THUẾ TẠI VIỆT NAM

Từ thực tiễn cải cách công tác quản lý thuế tại Việt Nam và kinh nghiệm của các nước trên thế giới, ngành Thuế nhận thấy, để nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ về thuế thì cần thiết phải xã hội hóa hoạt động này thông qua việc hình thành các tổ chức trung gian, đồng hành cùng cơ quan thuế cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ người nộp thuế. Và hình thức dịch vụ ĐẠI LÝ THUẾ được ra đời từ những nhu cầu này.
Theo quy định tại chương I Điều 20 Luật quản lý thuế thì : “Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế – Đại lý thuế là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục về thuế theo thoả thuận với người nộp thuế” Như vậy, có thể hiểu đơn giản là Đại lý thuế không phải là tổ chức đại diện cho cơ quan thuế, mà Đại lý thuế là một công ty kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, là cầu nối giữa doanh nghiệp và Cơ quan thuế.
Hiện nay, có rất nhiều tổ chức, cá nhân đang nhận làm dịch vụ về thuế như: khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế,… Tuy nhiên, số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động đại lý thuế thì không nhiều. Theo Thông tư số 117/2012/TT-BTC được ban hành ngày 19/7/2012 để được thành lập một Đại lý thuế, cần phải có các điều kiện như: Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; có ngành, nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; có ít nhất hai nhân viên được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
cơ quan thuế    nộp thuế

Leave a comment

Dịch vụ Đại lý thuế tại Việt Nam

DỊCH VỤ ĐẠI LÝ THUẾ LÀ DỊCH VỤ MỚI Ở VIỆT NAM

Trước đây các doanh nghiệp đã khá quen thuộc với dịch vụ kế toán , kiểm toán, tư vấn. Các công ty, dịch vụ đang hoạt động tư vấn thuế chủ yếu chỉ làm dịch vụ kế toán, kiểm toán, cung cấp thông tin hay xử lý vụ việc mà không chịu trách nhiệm về nội dung kê khai, tư vấn trước cơ quan thuế. Hạn chế của việc này là khi có các vấn đề khi phát sinh thì doanh nghiệp chính là người “đứng mũi chịu sào”, chịu trách nhiệm giải quyết phát sinh trước Cơ quan thuế. Dịch vụ đại lý thuế mới có ở Việt Nam trong khi hoạt động này đã rất phổ biến trên thế giới từ rất lâu. Tại Nhật Bản, đại lý thuế đã có từ năm 1952, Trung Quốc hiện có hơn 70.000 đại lý. Các cá nhân vừa được Tổng cục Thuế cấp chứng chỉ hành nghề khai thuế hộ doanh nghiệp là những đại lý thuế đủ tiêu chuẩn đầu tiên ở nước ta.

Ưu điểm: Đại lý thuế có một ưu điểm rất lớn và khác biệt với các dịch vụ kế toán kiểm toán thông thường đó là Đại lý thuế sẽ chịu trách nhiệm trong việc kê khai tình hình nộp thuế và các vấn đề liên quan của doanh nghiệp trước Cơ quan thuế. Chính vì vậy để có thể hoạt động thì Đại Lý thuế phải được cấp phép hành nghề, phải có hai nhân viên có chứng chỉ hành nghề làm thủ tục về thuế do Bộ Tài Chính cấp. Ngoài ra một yêu cầu khách quan khác là các nhân viên đại lý thuế phải có kinh nghiệm và chuyên môn cao thì mới đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và đảm bảo việc kê khai chính xác trước Cơ quan thuế.
 ☛ Việc sử dụng dịch vụ Đại Lý Thuế sẽ giúp doanh nghiệp không phải lo lắng về thủ tục kê khai, nộp và hoàn thuế theo đúng quy định của pháp luật. Những công việc này sẽ do đại lý thuế tiến hành. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp lớn. Sử dụng dịch vụ đại lý thuế sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm tập trung vào kinh doanh. Các thông tin kê khai sẽ mang tính chính xác cao, hạn chế các phát sinh và các vấn đề liên quan tới giải trình hay gỡ rối.
 ☛ Đại lý thuế ra đời cũng hạn chế tình trạng sử dụng kế toán thiếu nghiệp vụ, kế toán chưa cập nhật thông tư thuế khiến các doanh nghiệp đôi khi phải giải quyết phát sinh với cơ quan thuế, tốn kém và mất thời gian. Mặt khác Đại lý thuế cũng giảm bớt gánh nặng cho các Cơ quan thuế trong việc xử lý các vấn đề phát sinh đối với doanh nghiệp

CÁC DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ GÌ KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĐẠI LÝ THUẾ?
☛ Các doanh nghiệp cần tìm cho mình một đại lý thuế uy tín, tin cậy và chuyên nghiệp để có dịch vụ tốt nhất với đủ tiêu chuẩn do Tổng cục Thuế quy định, vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và am hiểu về chính sách Thuế.
 ☛ Nếu doanh nghiệp kinh doanh cần Đại lý thuế tư vấn mảng công việc nào thì nên ký hợp đồng dịch vụ đại lý thuế theo nhu cầu để tránh lãng phí tiền bạc và tận dụng được tối đa nhân sự kế toán.
 ☛ Các doanh nghiệp và Đại Lý Thuế cần ký kết các hợp đồng minh bạch, rõ ràng, nếu thông tin kê khai sai do doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm. Ngược lại nếu thông tin kê khai đúng thì Đại Lý thuế sẽ chịu trách nhiệm

Leave a comment

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY MỚI NHẤT CẬP NHẬT NĂM 2014

Thủ tục thành lập công ty

Hiện nay với xu hướng mở cửa,  nhà nước đã đơn giản hóa thủ tục thành lập công ty, mở doanh nghiệp để các cá nhân, tổ chức tiết kiệm thời gian, chi phí khi có nhu cầu đăng ký kinh doanh. Các doanh nghiệp và cá nhân trước khi muốn thành lập cần tham khảo một số hướng dẫn cần thiết sau đây:

Loại hình công ty: Các loại hình công ty phổ biến hiện nay là Công ty Cổ phần, công ty TNHH (TNHH một thành viên, TNHH hai thành viên trở lên), Doanh nghiệp tư nhân, ngoài ra còn có các loại hình công ty khác như Công ty  hợp danh, Công ty có yếu tố nước ngoài, công ty có vốn đầu tư nước ngoài…Mỗi loại hình đều có đặc điểm riêng cho nên doanh nghiệp cần tham khảo kỹ lưỡng trước khi chọn cho mình loại hình kinh doanh thích hợp nhất.

Thông tin công ty: Ngoài các thông tin bắt buộc như Chọn tên công ty, chọn địa chỉ trụ sở thì các yếu tố như quyết định số Vốn điều lệ, tra cứu ngành nghề kinh doanh để chọn ngành nghề thích hợp sẽ ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh sau này. Cho nên các cá nhân và tổ chức cần tham khảo thật kỹ luật kinh doanh hoặc được tư vấn thủ tục hành chính trước khi đăng ký nhằm có bộ hồ sơ hoàn chỉnh nhất để tránh gặp trục trặc tốn kém về sau,

Quy trình và thủ tục:  Thành lập công ty
Bước 1. Xin cấp giấy phép kinh doanh:  Các doanh nghiệp đăng ký và nộp hồ sơ tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư tại tỉnh thành trực thuộc, giấy phép đăg ký kinh doanh sẽ do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Cấp
Bước 2. Đăng ký mẫu dấu và con dấu doanh nghiệp: Con dấu doanh nghiệp sẽ do đội quản lý mẫu dấu trực thuộc phòng Công An cấp Tỉnh thành cấp và quản lý
Bước 3. Đăng ký kê khai thuế ban đầu: bước cuối cùng của quy trình, doanh nghiệp sẽ tới các cơ quan thuế quản lý để đăng ký hồ sơ khai thuế, nộp thuế môn bài, hoàn tất quy trình thành lập công ty

Ngoài ra còn có các thủ tục khác như Đăng bố cáo thành lập, đăng ký phát hành hóa đơn, treo biển hiệu công ty, đăng ký danh sách lao động, đăng ký bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp tự thực hiện



Posted in | Leave a comment